I. Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 3 năm 2017
Trong tháng 3 năm 2017, số doanh nghiệp được thành lập mới là 12.027 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 118.680 tỷ đồng, tăng 120,0% về số doanh nghiệp và tăng 90,6% về số vốn đăng ký so với tháng trước. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 3 đạt 9,87 tỷ đồng, giảm 13,5% so với tháng trước.
Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 3 là 124.970 lao động, tăng 99,9% so với tháng trước.
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 3 trên cả nước là 1.294 doanh nghiệp, giảm 46,4% so với tháng trước.
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong tháng 3 của cả nước là 744 doanh nghiệp, giảm 20,9% so với tháng trước.
Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 1.406 doanh nghiệp, giảm 27,0% so với tháng trước đó.
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể là 3.184 doanh nghiệp, tăng 133,3% so với tháng trước đó.
II. Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 3 tháng đầu năm 2017
Trong 3 tháng đầu năm 2017, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động của cả nước là 35.749 doanh nghiệp, trong đó: có 26.478 doanh nghiệp thành lập mới và 9.271 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Tình hình doanh nghiệp thành lập mới của cả nước trong 3 tháng đầu năm 2017
– Về tình hình chung:
Trong 3 tháng đầu năm 2017, cả nước có thêm 26.478 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 271.238 tỷ đồng, tăng 11,4% về số doanh nghiệp và tăng 45,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái (So sánh 2016/2015: doanh nghiệp tăng 24,8%; vốn tăng 67,2%).
Thống kê theo Quý, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong Quý I/2017 của cả nước có 26.478 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 271.238 tỷ đồng, tăng 11,4% về số doanh nghiệp và tăng 45,8% về số vốn đăng ký so với Quý I/2016; so với Quý I/2015, tăng 38,9% về số doanh nghiệp và 143,8% về số vốn đăng ký; so với Quý I/2014, tăng 44,2% về số doanh nghiệp và tăng 176,8% về số vốn đăng ký. Điều này cho thấy, Luật doanh nghiệp 2014 đã lan tỏa một luồng sinh khí mới cho môi trường kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng liên tục so với các Quý và số vốn cam kết đưa vào thị trường duy trì ở mức cao cho thấy doanh nghiệp vẫn tiếp tục tin tưởng và nhìn thấy nhiều cơ hội kinh doanh từ thị trường.
Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm là 596.653 tỷ đồng, bao gồm: tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 271.238 tỷ đồng và tổng số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 325.415 tỷ đồng.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 3 tháng qua năm 2017 đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 3 tháng qua là 291.539 lao động, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
– Theo loại hình doanh nghiệp:
Về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp, thì trong 3 tháng đầu năm công ty cổ phần có tỷ trọng vốn đăng ký bình quân cao nhất là 28,2 tỷ đồng/doanh nghiệp; tiếp đến là công ty TNHH 2 thành viên là 8,4 tỷ đồng/doanh nghiệp; công ty TNHH 1 thành viên là 6,2 tỷ đồng/doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh cùng đạt 1,5 tỷ đồng/doanh nghiệp.
– Theo vùng lãnh thổ:
So sánh tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 3 tháng đầu năm 2017 phân theo vùng lãnh thổ tại Biểu đồ 2 cho thấy:
+ Về tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tất cả các vùng đều có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể: Trung du và miền núi phía Bắc có 1.150 doanh nghiệp, tăng 27,6%; Đồng bằng Sông Hồng có 7.886 doanh nghiệp, tăng 16,4%; Đông Nam Bộ có 11.179 doanh nghiệp, tăng 10,4%; Tây Nguyên có 698 doanh nghiệp, tăng 9,6%; Đồng bằng Sông Cửu Long có 2.016 doanh nghiệp, tăng 7,9%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 3.549 doanh nghiệp, tăng 2,6%.
+ Về tình hình vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới, tất cả các vùng đều có số vốn đăng ký tăng so với cùng kỳ năm ngoái, bao gồm: Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đăng ký 40.405 tỷ đồng, tăng 125,2%; Tây Nguyên đăng ký 8.408 tỷ đồng, tăng 124,0%; Đông Nam Bộ đăng ký 127.948 tỷ đồng, tăng 50,2%; Đồng bằng Sông Cửu Long đăng ký là 16.747 tỷ đồng, tăng 30,2%; Đồng bằng Sông Hồng đăng ký 61.985 tỷ đồng, tăng 18,0% và Trung du và miền núi phía Bắc đăng ký 15.744 tỷ đồng, tăng 14,8%.
Thống kê tỷ lệ lao động tại Biểu đồ 3 cho thấy tình hình lao động đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong 3 tháng đầu năm chia theo vùng lãnh thổ tăng ở một số vùng so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể: khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đăng ký 30.632 lao động, tăng 77,7%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đăng ký 53.049 lao động, tăng 28,0%; Tây Nguyên đăng ký 5.913 lao động, tăng 23,5%; Đồng bằng Sông Hồng đăng ký 104.346 lao động, tăng 4,0%. Trong khi đó, Đồng bằng Sông Cửu Long đăng ký 26.435 lao động, giảm 61,8%và Đông Nam Bộ đăng ký 71.164 doanh nghiệp, giảm 20,3%.
– Theo lĩnh vực hoạt động:
So sánh tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 3 tháng đầu năm 2017 phân theo lĩnh vực hoạt động tại Biểu đồ 4 cho thấy:
+ Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng ở tất cả các ngành nghề so với cùng kỳ năm ngoái đó là: Kinh doanh bất động sản có 924 doanh nghiệp, tăng 55,0%; Sản xuất phân phối điện, nước, ga có 200 doanh nghiệp, tăng 32,5%; Giáo dục và đào tạo có 640 doanh nghiệp, tăng 28,0%; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có 269 doanh nghiệp, tăng 26,3%; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 461 doanh nghiệp, tăng 16,4%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có 2.131 doanh nghiệp, tăng 15,8%; Xây dựng có 3.737 doanh nghiệp, tăng 15,8 %;…
+ Tỷ lệ vốn đăng ký giảm ở một số ngành nghề so với cùng kỳ, cụ thể: Hoạt động dịch vụ khác đăng ký 330 tỷđồng, giảm 50,1%; Sản xuất phân phối điện, nước, ga đăng ký 7.671 tỷđồng, giảm 40,8%; Vận tải kho bãi đăng ký 6.383 tỷ đồng, giảm 18,6% và Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đăng ký 5.566 tỷđồng, giảm 17,7%. Các ngành còn lại đều có tỷ lệ vốn đăng ký tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 3 tháng đầu năm 2017, một số ngành, lĩnh vực thu hút nhiều số lao động gia nhập thị trường, gồm có: Công nghiệp chế biến, chế tạo là 126.736 lao động; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy là 54.971 lao động; Xây dựng là 29.054 lao động; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác với 20.982 lao động;…
Nguồn: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/NewsandUpdates/tabid/91/ArticleID/2902/T%C3%ACnh-h%C3%ACnh-chung-v%E1%BB%81-%C4%90%C4%83ng-k%C3%BD-doanh-nghi%E1%BB%87p-th%C3%A1ng-3-v%C3%A0-3-th%C3%A1ng-%C4%91%E1%BA%A7u-n%C4%83m-2017.aspx