Doanh nghiệp FDI có nghĩa là gì
Doanh nghiệp FDI hiểu theo định nghĩa tiếng Anh là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment). Tuy vậy, việc định danh những doanh nghiệp này trong pháp luật Việt Nam vẫn còn chưa rõ ràng
Theo quy định của Luật Đầu tư 2005 (LĐT), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt nam do NĐTNN mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Trong đó, NĐTNN là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
- Hướng dẫn đăng ký thành lập doanh nghiệp tại đà nẵng
- Đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại đà nẵng
- Dịch vụ thành lập chi nhánh tại đà nẵng
Từ quy định trên, các văn bản dưới luật hướng dẫn về việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài đã có những sự thiếu thống nhất về khái niệm NĐTNN.
Trong đó, Thông tư 213 (TT 213) ban hành năm 2012 của Bộ tài chính hướng dẫn hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam lại có quy định NĐTNN là (1) cá nhân không mang quốc tịch Việt Nam; (2) tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài; (3) tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có 100% vốn góp nước ngoài; (4) quỹ thành viên, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ mà bên nước ngoài được quyền sở hữu 49% vốn điều lệ; (5) các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Tuy vậy, theo quy định của Nghị định 01 (NĐ 01) ban hành năm 2014 của Chính phủ về việc NĐTNN mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, NĐTNN bao gồm các trường hợp (1), (2), (4) và (5) giống quy định của TT213 ở trên. Tuy nhiên lại có một khác biệt cơ bản là tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài trên 49% thì đã có thể được gọi là NĐTNN, khác với tỷ lệ 100% theo như TT 213.
Không chỉ riêng trong hai văn bản được đề cập ở trên, khái niệm NĐTNN hiện vẫn đang còn được quy định trong nhiều văn bản khác nhau, của nhiều cơ quan khác nhau, và nội dung thì còn nhiều điểm khác biệt, khái niệm doanh nghiệp FDI cũng do đó mà chưa được rõ ràng.
Sự khác biệt về cách hiểu như trên dẫn đến việc áp dụng thủ tục đầu tư khác nhau trong việc thành lập mới doanh nghiệp của NĐTNN. Những cơ quan chức năng có liên quan không khỏi lúng túng trong việc vận dụng các quy định của pháp luật đối với những trường hợp thay đổi từ doanh nghiệp có vốn FDI thành doanh nghiệp trong nước và ngược lại. Điều này hạn chế rất lớn việc thu hút, chuyển đổi dòng vốn ngoại cho phát triển kinh tế, trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư đang khan hiếm.